Những thông tin Mới Nhất về Cho Vay Nặng Lãi

Vay nặng lãi hiện nay đã trở thành một cụm từ thông dụng, không quá xa lạ trên thị trường. Các hình thức cho vay nặng lãi ngày càng đa dạng, tinh vi nhằm thu hút những người có nhu cầu song nhẹ dạ cả tin, rất dễ vướng phải những rắc rối không đáng có.

Cẩm nang cung cấp những thông tin cần biết về vay nặng lãi

Bài viết dưới đây của chúng tôi là một cẩm nang hoàn hảo giúp người đọc nắm bắt được những thông tin cần thiết nhất về vay nặng lãi.

Thế nào là vay nặng lãi?

Ngày càng thông dụng và được phổ cập rộng rãi tới nhiều địa bàn song không phải ai cũng có những định nghĩa rõ ràng về vay nặng lãi. Ngay từ tên gọi, người đọc đã phần nào hình dung về thế nào là vay nặng lãi.

Vay nặng lãi là một hình thức cho người khác vay tiền với lãi suất cao gấp nhiều lần so với mức lãi suất hiện hành. Mức lãi suất hiện hành được tính theo lãi suất áp dụng trong các ngân hàng ở thời điểm hiện tại.

Theo Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP ngày 20/12/2021 (có hiệu lực thi hành từ ngày 24/12/2021) có định nghĩa “cho vay nặng lãi” như sau:

“Cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 5 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS.

Trường hợp cho vay bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.

Còn thu lợi bất chính là số tiền lãi vượt quá mức lãi suất vay cao nhất theo quy định của BLDS và các khoản thu trái pháp luật khác của người vay. Trường hợp thu lợi bất chính là tài sản khác (không phải là tiền) thì phải được quy đổi thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.”

Cẩm nang cung cấp những thông tin cần biết về vay nặng lãi

Thông thường khi cho vay nặng lãi, mức lãi suất do bên cho vay quy định và yêu cầu bên vay bắt buộc phải chấp thuận theo. Lãi suất này có thể tính theo từng ngày, ngày càng cao và đem đến vô vàn lợi ích cho bên cho vay.

Tại sao tình trạng cho vay nặng lãi càng trở nên phổ biến?

Mặc dù lãi suất cao quá mức cho phép lại rất dễ khiến người vay vướng phải những rắc rối không đáng có, song vay nặng lãi vẫn phổ biến trên thị trường.

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này xuất phát từ đâu? Dưới đây là 3 lý do phổ biến nhất.

Tại sao tình trạng cho vay nặng lãi càng trở nên phổ biến?

Giao dịch nhanh chóng

Giao dịch nhanh chóng chắc chắn là ưu điểm hiếm có của các dịch vụ vay nặng lãi. Nếu bạn cần vay gấp, mọi công đoạn có thể rút ngắn đến mức tối đa, nhận tiền mặt sau vài giờ đồng hồ, thậm chí chỉ vài phút.

Thay vì chờ đợi mòn mỏi, xếp hàng làm thủ tục tại các ngân hàng, quỹ tín dụng, người vay thường tìm đến các dịch vụ cho vay nặng lãi để nhận tiền nhanh chóng, giao dịch đơn giản.

Mức tiền vay đa dạng

Các chủ cho vay cầm đầu dịch vụ cho vay nặng lãi thường có rất nhiều tiền, đáp ứng hầu hết những nhu cầu vay nợ từ người vay. Vì vậy, mức tiền cho vay/lần vay tại đây cũng rất đa dạng. Thấp nhất là vài trăm VNĐ để tiêu dùng hằng ngày, cao hơn số tiền có thể lên tới vài trăm triệu, vài tỉ VNĐ.

Không cần thủ tục, giấy tờ

Tại sao các giao dịch cho vay nặng lãi lại có thể diễn ra nhanh chóng như vậy? Bởi 2 bên vay và cho vay không cần quá nhiều thủ tục, giấy tờ. Đơn giản đó chỉ là một tờ giấy cho vay có chữ ký của cả hai bên, những thỏa thuận về lãi suất, mức tiền vay, ngày trả nợ,… đều được quy định rõ trong tờ giấy quyền lực này.

Khách hàng không cần sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, sổ đỏ,… như khi đi vay tiền tại ngân hàng, quỹ tín dụng; cũng không cần giấy chứng nhận mức thu nhập hàng tháng như khi vay tiền online. Khi tìm đến các dịch vụ cho vay nặng lãi, thủ tục, giấy tờ được tối giản hết mức có thể, tạo điều kiện tối đa để nhận tiền nhanh chóng.

Vay nặng lãi, nên hay không nên?

Chắc hẳn nhiều người có nhu cầu vay tiền cùng có chung thắc mắc, vay nặng lãi, nên hay không nên? Vay nặng lãi liệu có vi phạm pháp luật? Câu trả lời tùy thuộc vào chính sự lựa chọn của bạn. Bạn có nhu cầu vay tiền gấp, vay “nóng” và đủ điều kiện trả trong thời gian ngắn, vay nặng lãi hoàn toàn là một sự chọn lựa khả thi.

Tuy nhiên, người vay tiền cũng cần cân nhắc kỹ càng. Làm thế nào để thỏa thuận một cách hợp lý, có sự thống nhất giữa cả hai bên để tránh khỏi những rắc rối, phiền toái lại nằm ở chính khả năng của người vay. Nhắc đến vấn đề về tiền bạc, vay nợ, sự thống nhất giữa bên cho vay – bên vay là yếu tố quan trọng nhất. Dù ở bất cứ hình thức, dịch vụ cho vay nào, điều này luôn được ưu tiên hàng đầu để hạn chế tối đa những rắc rối không đáng có.

Tòa Tối cao ra nghị quyết hướng dẫn xử lý tội cho vay lãi nặng

Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP đã đưa ra các nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội cho vay lãi nặng. Trong đó, cần xem xét áp dụng nghiêm khắc hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, hoạt động dưới hình thức băng, ổ nhóm thì xem xét áp dụng hình phạt tù là hình phạt chính. Trường hợp hình phạt chính được áp dụng không phải hình phạt tiền thì phải xem xét áp dụng nghiêm khắc hình phạt bổ sung là hình phạt tiền.

Đáng chú ý, việc xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội này sẽ được xử lý theo hai hướng. Đối với khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay; tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của BLDS mà người phạm tội đã thu của người vay; tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác sẽ bị tịch thu sung quỹ nhà nước.

Cạnh đó, sẽ trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, …) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước..

Hướng dẫn về tình tiết phạm tội 2 lần trở lên

Tại Điều 7 Nghị quyết đã quy định chi tiết việc truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) trong một số trường hợp. Cụ thể:

  • Đối với trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà số tiền thu lợi bất chính của mỗi lần phạm tội từ 30.000.000 đồng trở lên. Nếu mỗi lần phạm tội đều chưa bị truy cứu TNHS và chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội 2 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS.
  • Đối với trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà các lần thu lợi bất chính đều dưới 30.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và các hành vi này chưa lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu TNHS với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội 2 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS.
  • Đối với trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, trong đó có một lần cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và hành vi cho vay lãi nặng này chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS. Còn các hành vi cho vay lãi nặng khác thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, các hành vi này chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu TNHS với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội 2 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLLHS.
  • Đối với trường hợp người cho vay lãi nặng nhằm thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn mà người cho vay chưa thu lợi bất chính hoặc đã thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, thì bị truy cứu TNHS theo khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính mà họ nhằm đạt được. Khi quyết định hình phạt, tòa áp dụng Điều 15 và khoản 3 Điều 57 BLHS về phạm tội chưa đạt.

Đòi nợ “quá đà” bị xử thêm tội

Đối với trường hợp người cho vay lãi nặng thực hiện nhiều hành vi khác nhau liên quan đến việc đòi nợ (như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc có hành vi khác để lấy tài sản,…) thì tùy từng trường hợp họ còn bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất mỗi người cần nắm bắt và hiểu rõ về vay nặng lãi, các hình thức vay nặng lãi phổ biến hiện nay. Khi cần vay tiền, khách hàng có nhiều sự lựa chọn khác nhau như vay ngân hàng, người thân, hoặc an toàn hơn cả là vay online, thậm chí là có cả những dịch vụ vay nặng lãi trên thị trường.

Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi là một cẩm nang kiến thức hoàn hảo, giúp người đọc tránh khỏi những rắc rối.

5/5 - (7 bình chọn)

Leave a Reply