Tín dụng đen ngay từ tên gọi của nó đã thể hiện sự mờ ám, không chính thống. Khi vay tín dụng đen người vay sẽ đối mặt với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn thế nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ hình thức vay tiền này. Vậy tín dụng đen là gì và làm cách nào để có thể tránh dính vào tín dụng đen? Bài viết này sẽ giải đáp đến bạn!
Tín dụng đen là gì?
Tín dụng đen định nghĩa theo một cách dễ hiểu thì đó là một hình thức tín dụng có lãi suất cao chênh lệch hơn hẳn so với quy định của nhà nước. Tín dụng đen có thể do một tổ chức, nhóm người, cá nhân đứng ra cho vay nhưng ngoài vòng pháp luật, tự duy trì hoạt động.
https://www.youtube.com/watch?v=jk5xFvEPzyk
Trên thực tế, tổ chức này không hề có giấy phép kinh doanh của cơ quan pháp luật hay cơ quan nhà nước nào quản lý trong suốt quá trình hoạt động.
Tín dụng đen tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nguy hiểm
Vay tín dụng khiến khách hàng khó có thể kiểm soát được mức độ tin cậy của nó. Bên cạnh đó, với đặc trưng không được pháp luật, nhà nước quản lý chính vì thế tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, rủi ro đáng tiếng. Thế nhưng thực trạng hiện nay là có rất nhiều vẫn sẵn sàng lựa chọn vay tín dụng đen. Lý do là hình thức này đáp ứng được nhu cầu cấp bách, bên cho vay đưa ra được nhiều lời chào mời cực kỳ hấp dẫn. Không những thế, những thủ tục vay tiền rất đơn giản, nội dung chỉ cần viết tay hoặc bằng lời nói.
Thế nhưng những hệ lụy của tín dụng đen là vô cùng lớn đối với trật tự an ninh xã hội. Vay tín dụng đen ảnh hưởng xáo trộn đến dòng tiền tệ trong nước, nghiễm nhiên gây ra con nợ. Các tổ chức tín dụng đen thường có móc nối liên tục khiến con nợ rơi vào tình trạng lao đao, mãi không tìm được lối thoát dứt nợ.
Song song với đó, nếu không trả được nợ thì khách hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ luật rừng với các hành vi nguy hiểm đến bản thân và gia đình.
Các chiêu trò đòi nợ tín dụng đen thường làm
Cấp độ 1: Nhẹ nhàng “nã” điện thoại đòi nợ
Trong nghiệp vụ ngân hàng, có thể hiểu nôm na nợ xấu là các khoản vay quá hạn. Nhưng khoản vay quá hạn cũng được chia thành nhiều lại, trong đó cơ bản có 5 loại, đó là: loại 1 gồm các khoản vay quá hạn dưới 10 ngày; loại 2 là khoản vay quá hạn từ 10-90 ngày; từ 90-120 ngày là loại 3; loại 4 là từ 120-360 ngày và loại 5 là nợ trên 1 năm.
Xác định nợ xấu đến mức nào còn phụ thuộc vào tài sản đảm bảo hoặc các thứ mà khách hàng đem ra để đảm bảo được nghĩa vụ của họ tại ngân hàng. Ngoài ra còn một số tiêu chí khách mà ngân hàng đặt ra.Cũng được hiểu theo cách thông thường, nợ quá hạn rợi vào loại 1, loại 2, ngân hàng chưa sốt sắng bằng nợ loại 3, 4,5.
Theo lời của lãnh đạo một ngân hàng, trong tình hình khó khăn chung hiện nay, chuyện doanh nghiệp dây dưa nợ là có thực, thậm chí rất nhiều, với con số nợ hàng chục, hàng trăn nghìn tỷ. Ngân hàng không chỉ chăm chăm nghĩ đến chuyện đi đòi nợ mà cũng cùng doanh nghiệp nghĩ “nát nước, nát cái” làm sao nguồn vốn cho vay đó sinh lời cao, hoặc không thì cũng phải bảo toàn được vốn.
Công việc kiểm soát sau vay vẫn là nghiệp vụ cần thiết của mỗi ngân hàng. Trường hợp buộc phải xử lý nợ là cực chẳng đã. Cái việc “cực chẳng đã” này cũng có nhiều cách khác nhau. Với “con nợ” thuộc nhóm 1,2 thì ngân hàng cũng chỉ gửi văn bản nhắc nhở.
Bộ phận thu hồi nợ của ngân hàng T cho biết: “Thông thường khách hàng nợ quá hạn, ngân hàng phải thông báo cho khách hàng (quá hạn bao nhiêu ngày) và việc này gây tổn hại đến mức độ nào về tài chính ra sao, về giao dịch sau này với ngân hàng như thế nào. Song song với đó là sắp xếp các cuộc hẹn với khách hàng để làm sao họ đề ra được phương án xử lý nợ quá hạn đó….”.
Tuy vậy những biện pháp thông thường đó vẫn khó đạt kết quả cao. Nhiều nhân viên đi thu hồi nợ phải nghĩ ra nhiều chiêu bắt nợ khác nhau.
Gọi điện thoại nhắc nhở doanh nghiệp khoản nợ đến kỳ phải trả là nhẹ nhàng nhất trong các biện phá xử lý nợ quá hạn. Có nhân viên ngày chỉ gọi 1 cuộc điện thoai, nhưng có nhân viên sốt ruột phải “nã” liên tiếp một ngày phải gọi vài ba cuộc. Gọi đến chừng nào họ hứa “một ngày đẹp trời” nào đó sẽ trả tiền mới thôi.
Cuối năm là thời điểm phải trả nợ nhiều nhất, có nhân viên sốt sắng thu nợ tới mức phải cảnh báo “con nợ” hẹn trả nợ nếu không muốn bị giông cả năm vì sẽ bị gọi điện đòi nợ vào… mùng một Tết.
Cấp độ 2: “Ăn vạ” ngược (đòi nợ thuê)
Anh NTH, chuyên viên ngân hàng T cho biết, với mức nợ xấu hơn (loại 3 trở lên) thì bộ phận xử lý nợ của ngân hàng sẽ phải có cách hiệu quả hơn. Ngoài việc ngân hàng sẽ quản lý nguồn thu của khách hàng qua tài khoản của khách để cấn trừ nợ, nhân viên thu nợ sẽ phải tìm cách khác.
Cũng theo lời anh NTH, bộ phận này có nhiều cán bộ đòi nợ rất chuyên nghiệp. Họ có thể đến đơn vị của “con nợ” và ngồi nhiều ngày, nhiều giờ, thấy tiền về, hàng về là ngay lập tức “túm” ngay.
Rắn mặt hơn, “con nợ” tránh mặt ở cơ quan thì ngân hàng sẽ “tận tình” đến tận nhà ngồi “ăn vạ”, đến chừng nào có được để có được cam kết cụ thể trả nợ của khách hàng.
Anh NTH cho biết thêm, trường hợp nhân viên ngân hàng đến “ăn vạ” ngồi tại đơn vị khách hàng nợ tiền thì ngân hàng không khuyến khích , đó là nghiệp vụ riêng của mỗi nhân viên. Ngân hàng chỉ yêu cầu nhân viên đôn đốc khách hàng trả nợ.
Cấp độ 3: Làm cho “con nợ” thấy xấu hổ
Khi khách hàng đi vay thì thường phải có thế chấp một tài sản nào đó có thể sờ, nắm được như xe cộ, nhà cửa, hàng hóa.. Nhưng hiện nay ngân hàng có nhiều loại vay khác nhau, trong đó vay tín chấp là loại vay dùng uy tín là tài sản thế chấp. Khoản vay này chủ yếu là vay nhỏ cho mục đích tiêu dùng (khoảng vài chục triệu đến trăm triệu đồng). Đây là loại khó thu hồi nợ nhất, bởi không có tài sản bảo đảm chẳng khác nào ngân hàng nắm đầu không tóc.
Một trong những biện pháp ngân hàng hay dùng để thu nợ kiểu loại này là đánh vào uy tín của cá nhân khách hàng. Phải làm sao họ cảm thấy xấu hổ vì đã chót vay mà không trả nổi.
Có “con nợ” chịu cảnh “trát” của ngân hàng gửi về địa phương nơi cư trú và cả nơi làm việc, thông báo khoản nợ. Với những người của công chúng thì càng dễ, vì chỉ cần lên mặt báo do trây ì nợ đã đủ khiến họ mất mặt.
Cấp độ 4: “Quăng” xích khóa xe
Nếu công an có chuyện quăng lưới bắt xe vi phạm thì ngân hàng cũng có chiêu “quăng” xích bắt xe nợ. Nhân viên đi thu hồi nợ phải “rình”, cứ nhìn thấy xe là phải xích khóa lại, rồi chờ đôi bên liên quan đến xử lý nợ.
Những năm trước bất động sản có tính thanh khoản cao thì nay ô tô là tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Ô tô cũ bán vẫn được giá hơn nhiều so với các tài sản khác.
Bên cạnh đó bắt xe còn dễ hơn nhiều tài sản khác. Có trường hợp, đất thế chấp ở trong làng. Khi cán bộ ngân hàng đến xử lý thu hồi nợ, cả họ hàng ra đuổi, cán bộ phải bỏ của chạy lấy người.
Cấp độ 5: Dằn mặt kiểu xã hội đen
Tại phiên họp quốc hội hồi cuối năm qua, đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến (tỉnh Long An) đã đề cập đến vấn đề xuất hiện một loại tội phạm mới lợi dụng việc siết chặt tín dụng của ngân hàng để làm khó doanh nghiệp, không cho đảo nợ, thu hồi nợ trước hạn, tín dụng đen… để mua rẻ, chiếm doanh nghiệp.Trên thực tế, cũng có những chuyện dằn mặt kiểu xã hội đen. Tuy nhiên cách thức như đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến đề cập ở quy mô lớn và có sự cấu kết tinh vi.
Trưởng bộ phận thu nợ một ngân hàng cổ phần cho tiết lộ: “Với ngân hàng sẽ không có chuyện đó bởi còn liên quan tới uy tín, thương hiệu và pháp luật. Nếu phải dùng đến xã hội đen thì có thể là cá nhân người của ngân hàng dùng uy tín của mình để tạo điều kiện cho khách hàng được vay vốn. Nhưng khi khách hàng không trả nợ được thì cá nhân đó phải có trách nhiệm thu hồi nếu không muốn bị cách chức, đuổi việc. Do đó sẽ có chuyện cá nhân đó nhờ đến bàn tay của giới giang hồ đi đòi hộ…”.
Cách đòi nợ này không cần “đao to búa lớn” gì, chỉ cần đến gặp “con nợ” và nói tên một anh chị nào đó có tiếng trong giới đòi nợ thuê và nhắc đến một khoản nợ (không nhắc tên ngân hàng), thế là đủ để “con nợ” hiểu đã đến lúc phải trả nợ nếu không muốn xử theo luật rừng.
Cách phòng tránh tín dụng đen
Tín dụng đen có nhiều ảnh hưởng xấu đến người vay nói riêng và xã hội nói chung. Chính vì thế, để tránh gặp phải tình trạng vay nợ tại các tổ chức tín dụng đen thì khách hàng cần chú ý những điểm như sau:
Nâng cao sự hiểu biết về các loại hình vay tiền, tín dụng qua sách báo, tivi, mạng Internet. Bên cạnh đó cần nắm rõ quy định của pháp luật về các hình thức vay tiền để có sự lựa chọn phù hợp.
Tín dụng đen gây ra nợ xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội
Cần cảnh giác cao độ trước những lời mời gọi quảng cáo rầm rộ liên quan đến vay vốn, lập thẻ tín dụng không cần kiểm tra xác minh tài chính cố định, thu nhập cá nhân… ở tờ rơi vỉa hè, cột điện, tin rác qua điện thoại…
Mặt khác đối với những đơn vị cho vay chỉ yêu cầu thủ tục là bằng xe máy, chứng minh thư nhân dân, thẻ ATM, thẻ căn cước công dân, thẻ sinh viên thì người vay cũng cần kiểm tra thông tin thật kỹ trước khi có ý định vay tiền. Chỉ nên vay vốn ở những tổ chức, công ty tài chính có trụ sở rõ ràng, minh bạch, ngân hàng có sự quản lý của nhà nước.
Cần tìm hiểu kỹ trước khi có ý định vay tiền từ các cá nhân, tổ chức
Với thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay bạn chỉ cần vài thao tác trên mạng là có thể xác minh được thông tin của cơ sở cung cấp dịch vụ vay tiền. Để chắc chắn hơn thì bạn nên tham khảo phản hồi của người từng vay qua các diễn đàn uy tín, người thân, bạn bè. Đặc biệt là chỉ vay tiền khi thực sự bí bách, cấp thiết và có kế hoạch chi trả cụ thể để tránh được những phát sinh không đáng có.
Tổ chức “tín dụng đen” bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu các đối tượng, tổ chức đứng sau các app cho vay tiền dính tới việc cho vay với lãi suất cao, “khủng bố” người vay thì có thể bị xử lý như sau:
- Tại Khoản 1 Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Theo Khoản 2 Điều 201, nếu phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng (1 tỷ đồng) hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Tại Khoản 3, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Đối với hành vi gọi điện đe dọa, tung tin sai, bôi nhọ người vay chưa trả đúng hạn lên mạng xã hội… có thể bị truy tố theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 về tội làm nhục người khác. Nếu hành vi đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự cá nhân thì có thể làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan công an kèm theo các tài liệu chứng minh để cơ quan công an xác minh, điều tra, xử lý.
Ngoài ra từ 01/01/2020, cấm công ty tài chính gọi điện đòi nợ người thân khách hàng. Căn cứ thông tư 18/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi các quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính tại Thông tư 43/2016 có hiệu lực.
Thông tư 18 siết chặt hơn các quy định đối với công ty tài chính trong việc thúc giục đòi nợ khách hàng. Theo đó, ngoài việc yêu cầu các công ty này không được sử dụng biện pháp đe dọa đối với khách hàng; không nhắc nợ trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 21 giờ như trước đây, thì Thông tư này còn bổ sung một số yêu cầu mới, gồm:
- Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Chỉ được nhắc nợ đối với khách hàng tối đa 05 lần/ngày;
- Trong hợp đồng cho vay tiêu dùng phải có thỏa thuận về hình thức nhắc nợ và thời gian nhắc nợ;
- Phải bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó Thông tư 18 cũng bổ sung quy định liên quan đến dự thảo hợp đồng cho vay tiêu dùng. Cụ thể:
- Trong quá trình cung cấp cho khách hàng dự thảo hợp đồng, công ty tài chính phải giải thích trung thực các nội dung cơ bản của hợp đồng, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của khách hàng, các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng không trả nợ (trước đây, chỉ cần giải thích khi khách hàng yêu cầu).
- Phải có xác nhận có khách hàng về việc đã được cung cấp các thông tin này (trước đây không quy định).
Cách giải quyết khi lỡ “vay tín dụng đen”
Số tiền vay là vật chứng của vụ án, người vay phải trả lại số tiền đã vay của tổ chức “tín dụng đen” vào tài khoản cho vay với lãi suất không vượt quá 20% lãi suất quy định của Ngân hàng Nhà nước. Quá trình giải quyết vụ án, căn cứ trên kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ thu thập được, Tòa án sẽ xét xử theo luật định.
Trong trường hợp bị đòi nợ “kiểu xã hội đen” (hâm dọa, tung anh, gọi người thân..) thì người vay phải thực hiện các biện pháp đối phó như sau:
- Điện thoại bật chế độ ghi âm để có “bằng chứng sống” khi bị gọi điện hâm dọa.
- Liên hệ hoặc lưu số điện thoại hotline với đơn vị công an địa phương để phòng trường hợp “xã hội đen” kéo tới nhà đòi nợ.
- Nắm thông tin địa chỉ toà án, viện kiểm sát…địa phương để nộp đơn “tố cáo” khi cần thiết.
- Nắm vững luật hoặc phải có số điện thoại của luật sư (riêng) để hỗ trợ bạn.
Nhà nước ta đang xử lý tín dụng đen ra sao?
- Theo quy định tại điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất, lãi suất 2 bên thỏa thuận với nhau không được vượt quá 20% /năm trên khoản tiền vay, tương ứng với 1.667%/tháng. Nếu vượt quá lãi suất này, bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
- Ban hành thông tư 18/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi các quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính tại Thông tư 43/2016 có hiệu lực. Nhằm mục đích siết chặt hơn các quy định đối với công ty tài chính trong việc thúc giục đòi nợ khách hàng.
- Ngày 17/6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 năm 2020. Theo đó, kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã được bổ sung vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, nếu kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng. Đồng thời, người vi phạm buộc phải nộp lại số lợi bất chính có được do thực hiện hành vi này. Như phân tích ở trên, dịch vụ đòi nợ thuê là một trong những ngành nghề, dịch vụ bị cấm kinh doanh từ ngày 01/01/2021. Do đó, từ 2021, nếu ai còn kinh doanh “đòi nợ thuê” sẽ bị phạt nặng đến 80 triệu đồng với cá nhân và 160 triệu đồng với tổ chức bởi mức phạt với tổ chức vi phạm gấp đôi cá nhân vi phạm.
- Đề xuất Bộ Công an thành lập Phòng An Ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao tại mỗi địa phương để tiếp tục đấu tranh với các loại tội phạm lợi dụng tín dụng đen nhất là cho vay, lừa đảo trên app đang phổ biến trên không gian mạng.
Các công ty tín dụng đen cho vay qua app vay tiền bị bắt
Theo Công an TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2020 đến nay, các đơn vị nghiệp vụ, Công an các quận, huyện đã triển khai đồng loạt nhiều biện pháp phòng, chống và trấn áp tội phạm hoạt động “tín dụng đen”.
Công an TP Hồ Chí Minh cũng triệt xóa và mở rộng điều tra băng nhóm cho vay nặng lãi thông qua các ứng dụng (app) trực tuyến cho vay (Doctor app, Vdong, Openvay, Tiennhanh, Vtdong, Movay…).
Ngày 8/3/2021, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết đang thụ lý vụ cho vay lãi nặng thông qua ứng dụng UVAY do đối tượng Meng Bin (SN 1977, quốc tịch Trung Quốc, tạm trú quận Bình Thạnh, TP HCM) cùng đồng bọn thực hiện.
4 giải pháp ngăn chặn tín dụng đen
- Bộ Công an cần triệt phá mạnh mạnh mẽ hơn nữa những tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng đen, đề xuất ban hành các chính sách mới đủ sức răn đe ngăn chặn kinh doanh và hoạt động tín dụng đen.
- Về phía các doanh nghiệp, trường hợp này là các ngân hàng cần thể hiện trách nhiệm với xã hội bằng việc cung cấp các gói tín dụng vi mô, tiến hành đào tạo cho người tiêu dùng cách thức quản lý tài chính để phát huy hiệu quả của khoản vay cũng như gia tăng khả năng thu hồi vốn, thông qua đó giúp xóa đói giảm nghèo.
- Về phía người dân, không vì cả tin vào tính dễ dãi đơn giản của thủ tục vay nợ để rồi gặp rắc rối phiền phức khi đáo hạn.
- Cần có chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội cung cấp các gói tín dụng vi mô theo mô hình mà nhà kinh tế học Muhammad Yunus người Bangladesh đã áp dụng thành công.
Đường dây nóng Tố cáo app vay tiền “tín dụng đen”
Nếu bạn lỡ “dính” vào app cho vay lãi nặng của tổ chức tín dụng đen thì có thể liên hệ với công an địa phương nơi bạn đang sống hoặc thông qua các đường dây nóng 24/24h tố cáo tội phạm của Bộ Công An như sau:
Khu vực TP. Hồ Chí Minh:
- Phòng An ninh điều tra: 02838 413 744.
- VP Cơ quan Cảnh sát điều tra: 0693 187 680.
- Công an Q.1: 0693 187 907.
- Công an Q.2: 02837 415 329.
- Công an Q.3: 02839 319 566.
- Công an Q.4: 02839 402 042.
- Công an Q.5: 0693 187 972.
- Công an Q.6: 02839 675 847.
- Công an Q.7: 02837 851 461.
- Công an Q.8: 02838 504 863.
- Công an Q.9: 02838966537.
- Công an Q.10: 02838 650 149.
- Công an Q.11: 02838 581 582.
- Công an Q.12: 02838917475.
- Công an Q.Bình Thạnh: 02838 432 345.
- Công an Q.Tân Bình: 02838 445 021.
- Công an Q.Phú Nhuận: 02838 444 695.
- Công an Q.Bình Tân : 02838 770 800.
- Công an TP.Thủ Đức: 02838 474 802.
- Công an H. Hóc Môn: 02838 910 395.
- Công an H. Nhà Bè: 02837 851 656.
- Công an H.Bình Chánh: 02837 606 923.
- Công an H.Củ Chi: 02838 921 022.
- Công an H.Cần Giờ: 02838 743 961.
Khu vực Hà Nội:
- P. An ninh điều tra: 0692 194 077.
- VP Cơ quan Cảnh sát điều tra: 0692 196 402.
- P. Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội: 02439 422 532, 0692 196 242, 0692 196 254, 0692 196 530 hoặc 0692 196 764;
- Công an Q.Hoàn Kiếm: 0692 196 567.
- Công an Q.Hai Bà Trưng: 0692 196 741.
- Công an Q.Ba Đình: 02438 230 984.
- Công an Q.Đống Đa: 02435 148 318 , 0692 196 735.
- Công an Q.Tây Hồ: 02437 530 265 , 02438 364 701.
- Công an Q.Cầu Giấy: 0692 198 298.
- Công an Q.Thanh Xuân: 02438 585 622.
- Công an Q.Hoàng Mai: 02436 332 440, 02436 452 803.
- Công an Q.Long Biên: 0692 198 311.
- Công an Q.Hà Đông: 02433 529 113, 0692 197 135, 0692 197 196.
- Công an Q.Từ Liêm: 0692 191 625.
- Công an Q.Từ Liêm: 02438 373 010 , 02438 373 020.
- Công an TX.Sơn Tây: 02433 832 099 , 02433 618 349.
- Công an H.Thanh Trì: 02438 615 220.
- Công an H.Gia Lâm: 02438 276 466.
- Công an H.Đông Anh: 0692 198 543.
- Công an H.Sóc Sơn: 02438 850 172.
- Công an H.Mê Linh: 02438 181 001.
- Công an H.Hoài Đức: 02433 861 213.
- Công an H.Đan Phượng: 02433 885 444.
- Công an H.Phúc Thọ: 02436 788 225.
- Công an H.Thạch Thất: 02432 232 737.
- Công an H.Ba Vì: 02433 610 593.
- Công an H.Thanh Oai: 02433 873 089.
- Công an H.Quốc Oai: 0692 191 105, 02433 843 115, 0692 191 127 , 02432 232 878.
- Công an H.Chương Mỹ: 02433 716 113 , 02433 866 014.
- Công an H.Mỹ Đức: 02433 847 222.
- Công an H.Ứng Hòa: 02432 979 034.
- Công an H.Thường Tín: 0692 190 407.
- Công an H.Phú Xuyên: 02433 854 201.
Ngoài ra trong trường hợp vô cùng khẩn cấp thì bạn nên gọi ngay các số sau để được hướng dẫn và xử lý kịp thời.
- Công an TP. Hồ Chí Minh: 0693 187 200, 02838 413 744, 0693 187 680.
- Công an Hà Nội: 0692 194 077, 0692 196 420, 02439 422 532.
Bài viết này đã giới thiệu đến bạn các thông tin cụ thể về tín dụng đen và giải pháp tránh sập bẫy nó. Mong bạn sẽ có được giải pháp tài chính phù hợp để tránh được nhiều hệ lụy rắc rối về sau!