Nợ chú ý/nợ xấu, nguyên nhân đến từ đâu?
Do sơ xuất, không đóng tiền đúng hạn, bạn gặp sự cố về tài chính và mất khả năng chi trả, bạn đứng tên vay hoặc mua trả góp hộ bạn bè, người thân và khi họ mất khả năng chi trả thì bạn lại phải gánh khoản vay trễ hạn đó mặc dù đó không phải là do bạn vay,…
Như thế nào là nợ xấu?
- Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn, thanh toán gốc và lãi đúng hạn hoặc quá hạn từ 1 < 10 ngày,
- Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý, quá hạn từ 10 < 90 ngày
- Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn, quá hạn từ 90 < 180 ngày
- Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ, quá hạn từ 181 < 360 ngày
- Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn, quá hạn > 360 ngày
Các nhóm 3,4,5 là nhóm nợ xấu. Lịch sử nợ xấu thường được lưu trữ trong 5 năm, tính từ ngày bạn tất toán tất cả các khoản nợ còn thiếu với tổ chức tài chính. Các tổ chức tín dụng sẽ tra cứu lịch sử tín dụng của mỗi cá nhân khi xét duyệt khoản vay. Và họ sẽ từ chối ngay nếu bạn nằm trong 3 nhóm nợ trên.
Vậy đâu là nơi lữu trữ thông tin các nhóm nợ?
Chính là CIC(Credit Information Center) là tên viết tắt của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chức năng đăng ký tín dụng quốc gia; thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích thông tin tín dụng; phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng; chấm điểm, xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; cung ứng sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Pháp luật.
Hiện nay, ngay cả khi lịch sử tín dụng của bạn đang bị nợ xấu thì một số công ty vẫn có thể cho bạn vay nhưng sẽ là các khoản vay nhỏ dưới 10 triệu với lãi suất khá cao và thời gian khá ngắn. Trong đó, một số thì cho vay ngay cả khi bạn đang còn nợ, nhưng một số khác lại đặt điều kiện là bạn cần phải tất toán khoản vay cũ hiện tại. Một số địa chỉ khá phổ biến như: Doctor Dong, uVay, Cashwagon… Với những khách hàng cần vay thêm và có thể cung cấp tài sản cẩm cố sẽ được hỗ trợ bời các hệ thống cầm đồ nổi tiếng như: F88, Vietmoney.
Thật sự, bạn chỉ nên vay sau khi đã tất toán khoản vay cũ, còn nếu bạn đang mất khả năng chi trả và muốn vay để chi trả cho khoản vay đang hiện hữu thì đó sẽ là một quyết định sai lầm đấy!Áp lực trả nợ có thể khiến người đi vay quyết định sai lầm và dễ mắc vào “bẫy tín dụng” nếu như bạn muốn mượn một khoản vay mới để trả nợ cho khoản vay cũ. Dễ thấy rằng các khoản vay sau này sẽ vay được ít tiền hơn và lãi suất sẽ cao hơn các khoản vay trước đó, điều này làm cho tình trạng của người vay ngày càng tồi tệ. Họ sẽ rơi vào “bẫy tín dụng” và các khoản vay chồng lên nhau. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc trả khoản vay hiện tại, hãy xem xét về việc nhận được sự giúp đỡ từ gia đình hoặc bạn bè cho đến khi bạn có đủ khả năng tài chính nhằm tránh các cho phí phát sinh trong quá trình vay thêm nợ. Hãy cẩn thận!