Trong cuộc sống khi anh em, bạn bè, người thân gặp khó khăn về kinh tế thì nhiều người không ngần ngại cho vay tiền. Thế nhưng chính bởi lẽ đó mà không ít người “lúc cho vay thì dễ mà đòi lại thì khó”. Dưới đây là một số cách đòi nợ vay tiền theo đúng quy định của nhà nước hữu dụng nhất!
Gây tác động đến những thành phần liên quan tới người nợ tiền
Chắc chắn bất cứ ai cũng có những mối quan hệ ràng buộc như vợ/ chồng, bố, mẹ, người thân, bạn bè thân thiết… Chính vì thế muốn đòi nợ bạn hoàn toàn có thể nhờ vào những người này để thúc giục “con nợ”. Đôi khi đây là cách làm mềm mỏng nhưng mang lại hiệu quả cao, không mất nhiều công sức và thời gian chờ đợi.
Thế nhưng cách làm này chỉ áp dụng đối với những người có sĩ diện và lòng tự trọng còn những người cố tình không muốn trả nợ thì cách thức này không hề khả thi.
Nên sử dụng mối quan hệ nếu muốn đòi nợ
Ngoài ra, trong trường hợp người vay tiền đang có công việc ổn định thì bạn có thể đến ý kiến lên cấp trên của người nợ tiền. Tuy nhiên bạn không được làm náo loạn ầm ĩ, dùng những lời lẽ xúc phạm mà nên trình bày rõ ràng trong văn bản, đơn từ gửi tới cơ quan, doanh nghiệp.
Một lưu ý nho nhỏ đó là cách này chỉ áp dụng đối với đối tượng chỉ vay tiền của riêng bạn bởi nếu họ vay tiền nhiều người thì đây sẽ là “con dao 2 lưỡi” khiến những người còn lại cũng sẽ lên tiếng đòi. Con nợ bị đưa vào đường cùng sẽ phá sản và hoàn toàn không có khả năng trả nợ.
Xem thêm:
- [Top cảnh báo] Tín dụng đen là gì? Cách phòng tránh tín dụng đen
- Nhận diện những biểu hiện và hình thức của tín dụng đen
Tố cáo con nợ đến Cơ quan Công an
Nếu đòi nợ liên tục mà không nhận được phản hồi thì bạn cũng cần nghĩ ngay đến câu hỏi liệu rằng bản thân có bị chiếm đoạt tài sản hoặc lừa đảo hay không. Đặc biệt đối với đối tượng con nợ đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú thì việc cần làm ngay lập tức đó là báo công an.
Cần tố cáo với công an nếu con nợ ngoan cố không trả
Bạn cần trình bày và nộp đơn tố cáo đến với cơ quan chức năng để được điều tra và giải quyết nếu có nguy cơ bị chiếm đoạt tài sản lớn. Thông thường đây là cách thức được nhiều người lựa chọn bởi họ tin rằng với sự trợ giúp của cơ quan pháp luật số tiền cho vay có khả năng thu hồi được cao hơn so với cách tự đi đòi tiền hoặc tác động vào người thân con nợ.
Khởi kiện con nợ
Khởi kiện ra tòa án là phương án quyết liệt nhất dành cho các con nợ ngoan cố. Tuy nhiên đòi nợ theo cách thức này thì bạn cần có sự trợ giúp của luật sư và mục đích quan trọng nhất là đòi con nợ hoàn trả lại tiền chứ không đơn thuần là thắng trong phiên tòa.
Một vụ thưa kiện thường có thời gian chờ đợi khá lâu trên 4 tháng, chính vì thế bạn phải kiên trì. Ngoài ra, trong trường hợp đối tượng còn vay tiền của nhiều người thì bạn không nên rủ họ cùng tham gia bởi nếu thắng kiện thì theo quy định của pháp luật sẽ phải chia số tiền trả nợ khiến cho con nợ lâm vào đường cùng nghĩ quẩn bỏ trốn hoặc không có khả năng chi trả.
Đòi nợ thông qua thưa kiện cần phải kiên trì
Để đòi nợ thành công khi ra tòa thì bạn cũng cần có văn bản, giấy tờ viết tay chứng minh đối tượng có nợ tiền. Bên cạnh đó, người thưa kiện sẽ cần nộp trước 50% tiền phí khởi kiện, nếu thắng sẽ được phía thua kiện trả lại. Một lưu ý quan trọng là số tiền phí này dựa trên giác ngạch tổng số khoản nợ.
Một trường hợp phổ biến là con nợ sau khi thua vẫn không tự giác hoàn lại tiền cho bạn. Lúc này, bạn sẽ cần thực hiện thêm công đoạn yêu cầu cơ quan chức năng thi hành án, điều này đồng nghĩa với việc phải chờ đợi thêm từ 1 – 2 tháng.
Việc đòi nợ không hề đơn giản và cần tùy thuộc rất nhiều yếu tố xung quanh. Chính vì thế, bạn hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia, những người có nhiều kinh nghiệm để lựa chọn phương thức phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: